No module Published on Offcanvas position
E21.109, Số 126 Nguyễn Thiện Thành,K4,P5,Tp.TV (+84).294.3855692 ttpvcd@tvu.edu.vn

 ISỰ CẦN THIẾT

Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi năm 2018) số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 đã quy định rõ chức năng của giáo dục đại học là tập trung vào ba nội dung cốt lõi sau: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Đồng thời, tại Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xác định rõ các tiêu chí đánh giá trong đó có nêu rõ nội dung về nhiệm vụ phục vụ cộng đồng cũng như những yêu cầu về mặt chính sách và đo lường, đánh giá công tác này, hay nói cách khác yêu cầu đặt ra ở đây chính là cần hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và chuyên môn hóa công tác phục vụ cộng đồng. Mặc khác, khi tham gia vào hệ thống xếp hạng của thế giới, đặc biệt là công tác xếp hạng của WURI Ranking cho thấy Phục vụ cộng đồng đã được xem xét đưa vào là một trong những tiêu chí xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới thông qua tiêu chí Trách nhiệm xã hội/ Giá trị đạo đức. Như vậy, phục vụ cộng đồng đã trở thành yêu cầu tất yếu thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng thông qua những chương trình hành động kết nối và gắn kết giữa Nhà trường với cộng đồng, đó cũng là xu thế chung trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong thời gian qua, tại Việt Nam, các trường đại học đã chính thức triển khai các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng thông qua nhiều chương trình hành động bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, mọi hoạt động chỉ dừng lại ở việc bổ sung thêm nhiệm vụ phục vụ cộng đồng cho một số đơn vị có liên quan như Đoàn Thanh niên hoặc Phòng Công tác sinh viên hoặc giao cho các đơn vị học thuật mà chưa chính thức có bộ phận chuyên trách phục vụ cộng đồng; Điều này dẫn đến hoạt động này chỉ được xem như là nhiệm vụ thứ yếu hay hoạt động bổ trợ, hoạt động ngoại khóa.

Mặc khác, dù công tác phục vụ cộng đồng đã bắt đầu được sự quan tâm nhưng đa phần dừng lại trong phạm vi nội bộ và chỉ mang tính bổ trợ cho nhiệm vụ học thuật, còn về mặt kết nối và gắn kết với cộng đồng trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ cho cộng đồng (doanh nghiệp, người dân) thì chưa được triển khai nhiều. Đồng thời, phần lớn các hoạt động còn lại có tính chất và chủ yếu tập trung vào công tác tình nguyện (hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh,..) hoặc thiện nguyện (vận động cứu trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,… ). Như vậy, chưa thể khai thác và phát huy được hiệu quả của phục vụ cộng đồng đúng như bản chất và nội hàm của vấn đề này.

Bên cạnh đó, ngoài Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học thì tài liệu nghiên cứu về phục vụ cộng đồng vẫn chưa có nhiều, vấn đề này vẫn còn bị bỏ ngỏ mặc dù đã được xác định là một trong ba trụ cột chính (bên cạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học) của giáo dục đại học. Và tuy các cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc đã bắt tay vào triển khai đối với hoạt động phục vụ cộng đồng nhưng mỗi trường có cách tiếp cận và tiến hành khác nhau, vì thế dẫn đến khó khăn trong việc đối sánh cũng như công tác thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác đo lường, đánh giá hiệu quả và tác động của công tác này.

Tại Trường Đại học Trà Vinh, công tác phục vụ cộng đồng chính thức được triển khai kể từ năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022, công tác này chỉ dừng lại ở việc thực hiện giờ nghĩa vụ bên cạnh giờ chuẩn về giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định về nhiệm vụ của giảng viên. Các hoạt động này chủ yếu được tổng kết vào cuối năm học theo hướng hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, trong thời gian qua, hoạt động phục vụ cộng đồng chưa thật sự phát huy hết vai trò cũng như chưa gắn kết với cộng đồng, chưa tạo được sự ảnh hưởng hay có những tác động tích cực theo đúng tinh thần “Phục vụ cộng đồng” của Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành. 

Mặc khác, nhiệm vụ phục vụ cộng đồng đã được triển khai nhưng còn rời rạc, chưa được hệ thống bằng các chính sách về phục vụ cộng đồng cũng như chưa có hệ thống đánh giá việc tuân thủ và thực thi các chính sách phục vụ cộng đồng và đo lường hiệu quả hay khả năng đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan. Vì thế, có thể nói hoạt động này vẫn chưa được quan tâm và đầu tư hợp lý để được chuyên môn hóa và nâng tầm đúng mức.

Như vậy, việc thành lập đơn vị chuyên trách về phục vụ cộng đồng để giúp chuyên môn hóa nhiệm vụ phục vụ cộng đồng đã trở thành nhu cầu và là xu thế tất yếu trong tình hình hiện nay, nhất là khi các cơ sở giáo dục đại học bắt buộc phải tham gia kiểm định chất lượng cũng như tham gia vào việc xếp hạng của các trường trên thế giới.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế và sự kết nối từ sứ mạng của Trường Đại học trong bao năm qua “Mang đến cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng” thì việc thành lập Trung tâm Phục vụ cộng đồng đã giúp khẳng định thêm sự cần thiết và tính tất yếu của việc thành lập đơn vị chuyên trách về công tác này.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Quyết định số 141/2006/QĐ-TTg ngày 19/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Trà Vinh;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học;

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Thông báo số 378-TB/VPTU ngày 01/7/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy Trà Vinh thông báo kết luận của Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Bộ phận tư vấn, tham mưu, đề xuất, phản biện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Thường trực Tỉnh ủy và Ban giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, đã định hướng phát triển “Trường Đại học Trà Vinh theo mô hình các trường tiên tiến”, với sứ mệnh là “cầu nối, cửa ngõ của tỉnh thông ra thế giới”;

III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRƯỚC KHI THÀNH LẬP TRUNG TÂM 

Ban Giới và Dân tộc là đơn vị hành chính, được thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-ĐHTV ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Trường Đại học Trà Vinh.

Tổng quan về Ban Giới và Dân tộc: nhân sự gồm 06 viên chức (01 Trưởng Ban, 02 Phó Ban và 03 chuyên viên);  

Chức năng và nhiệm vụ: tham mưu lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động về Giới và Dân tộc trong phạm vi Nhà trường; Phối hợp với các ngành chức năng và các cấp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả về chương trình Giới và Dân tộc tại cộng đồng. Trong thời gian qua, chức năng và nhiệm vụ của Ban Giới và Dân tộc chủ yếu tập trung vào vấn đề bình đẳng giới và dân tộc cùng các hoạt động về nghệ thuật;

Đồng thời, nhiệm vụ phục vụ cộng đồng (với tính chất là hoạt động tình nguyện và thiện nguyện, giờ nghĩa vụ PVCĐ bên cạnh giờ nghĩa vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học) được giao cho nhiều đơn vị cùng phối hợp thực hiện như: Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác Sinh viên - Học sinh, các Khoa chuyên môn và đơn vị chịu trách nhiệm quản lý giờ nghĩa vụ phục vụ cộng đồng của giảng viên là Phòng Khoa học công nghệ.

Trung tâm Phục vụ cộng đồng đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Giới và Dân tộc và điều chỉnh chức năng một số đơn vị tại Quyết định sồ 14/QĐ-HĐT ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Hội đồng Trường.

  CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

  1. Vị trí: Trung tâm Phục vụ cộng đồng là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Trà Vinh, được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Giới và Dân tộc và điều chỉnh chức năng một số đơn vị tại Quyết định số 14/QĐ-HĐT ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Hội đồng Trường.
  2. Tên gọi:
  • Tên tiếng Việt: Trung tâm Phục vụ cộng đồng (Viết tắt: TT. PVCĐ)
  • Tên tiếng Anh: Community service Center (Viết tắt: CSC)
  1. Ban giám đốc: 04 viên chức
  • Giám đốc: chịu trách nhiệm điều phối chung các hoạt động của Trung tâm
  • Phó giám đốc phụ trách Ban Giới và Dân tộc
  • Phó Giám đốc phụ trách Ban Nghệ thuật và Sự kiện
  • Phó Giám đốc phụ trách Ban Hỗ trợ cộng đồng
  1. Chuyên viên:

TT

ĐƠN VỊ

VỊ TRÍ CÔNG TÁC

01

Ban Hỗ trợ cộng đồng

(04 viên chức)

Trưởng ban chịu trách nhiệm về định hướng, chiến lược, kế hoạch, xây dựng Bộ tiêu chí, hệ thống và công cụ đánh giá, quy trình đánh giá

01 chuyên viên phụ trách Dự án

01 chuyên viên phụ trách kết nối cộng đồng trong lĩnh vực đào tạo, NCKH và dịch vụ; đánh giá quá trình thực thi chính sách phục vụ cộng đồng của các đơn vị

01 viên chức phụ trách công tác xã hội, công tác tình nguyện và thiện nguyện

02

Ban Giới và Dân tộc

(02 viên chức)

01 chuyên viên phụ trách Dự án

01 chuyên viên phụ trách chính sách về Giới và Dân tộc; triển khai các hoạt động

03

Ban Nghệ thuật

và Sự kiện

(02 viên chức)

01 viên chức phụ trách Nghệ thuật

01 viên chức phụ trách Sự kiện

04

Văn phòng

(02 viên chức)

Chánh văn phòng phụ trách chung về công tác văn phòng

01 viên chức phụ trách hành chính

01 viên chức phụ trách truyền thông và phần mềm quản lý PVCĐ

 

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM

  1. Chức năng

Xây dựng chính sách phục vụ cộng đồng, giới và dân tộc theo quy định của pháp luật; đề ra định hướng phục vụ cộng đồng và đánh giá công việc thực hiện danh sách phục vụ cộng đồng chính của các đơn vị học thuật theo định kỳ hàng năm; tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ, góp phần giúp nâng cấp cho Nhà trường trong hoạt động phục vụ cộng đồng; kết nối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng thực hiện sứ mệnh phục vụ cộng đồng.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng định hướng chung về nhiệm vụ phục vụ cộng đồng, giới và dân tộc hàng năm cho các đơn vị có liên quan;

2.1. Công tác hỗ trợ cộng đồng

  • Xây dựng định hướng chung về nhiệm vụ phục vụ cộng đồng, hàng năm cho các đơn vị có liên quan;
  • Xây dựng hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối và phục vụ cộng đồng;
  • Xây dựng quy trình giám sát việc thực thi các chính sách phục vụ cộng đồng của các đơn vị có liên quan;
  • Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về phục vụ cộng đồng;
  • Kết nối, thúc đẩy và triển khai các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng trên các lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào trong đời sống, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, khởi nghiệp;
  • Phối hợp với cộng đồng, doanh nghiệp để cùng phát triển ý tưởng nghiên cứu khoa học, đổi mới và chia sẻ tri thức;
  • Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng;
  • Cung cấp các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của các bên có liên quan;
  • Giám sát, đo lường và đánh giá việc thực thi chính sách phục vụ cộng đồng của các đơn vị học thuật theo năm học;
  • Tổ chức các lớp tập huấn giúp thay đổi và nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực làm việc cho cộng đồng địa phương;
  • Tổ chức các hội nghị, hội thảo giúp kết nối cộng đồng, kết nối các doanh nghiệp và kết nối những người yếu thế cần sự trợ giúp;
  • Tìm kiếm và tham gia vào các Dự án hướng đến hỗ trợ cho cộng đồng; đặc biệt là người yếu thế;
  • Tìm kiếm, tiếp cận và xin các nguồn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, các dự án, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phục vụ cộng đồng;
  • Phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động phục vụ cộng đồng, các dự án liên quan đến cộng đồng và người yếu thế;
  • Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật;
  • Truyền thông, đưa tin về các hoạt động phục vụ cộng đồng hỗ trợ cho công tác kiểm định chất lượng của Nhà trường;
  • Tổng hợp và báo cáo kết quả đạt được hàng năm về công tác phục vụ cộng đồng; đề xuất giải pháp cải tiến (nếu có);
  • Thực hiện nhiệm vụ khác quy định của pháp luật theo sự phân công của Trưởng đơn vị.

2.2. Công tác xã hội, công tác tình nguyện và thiện nguyện

  • Tìm kiếm và phát hiện những trường hợp, cá nhân, nhóm người, cộng đồng, người yếu thế có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, giúp hòa nhập hoặc tái hòa nhập cộng đồng
  • Tìm kiếm, kết nối các dự án, chương trình hỗ trợ cho người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, những người cần sự giúp đỡ
  • Thành lập những câu lạc bộ và tổ chức các hoạt động tình nguyện để hỗ trợ cho cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn, những người cần sự giúp đỡ
  • Tổ chức các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện dựa trên nguồn lực và điều kiện sẵn có hoặc từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức/ cá nhân theo quy định;
  • Tổ chức các sự kiện gây quỹ đúng theo quy định của pháp luật nhằm mục đích giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn;
  • Tổng hợp và báo cáo kết quả đạt được hàng năm về công tác xã hội; đề xuất giải pháp cải tiến (nếu có);
  • Thực hiện nhiệm vụ khác quy định của pháp luật theo sự phân công của Trưởng đơn vị.

2.3. Giới và Dân tộc

  • Xây dựng chính sách, cam kết thực hiện bình đẳng giới và dân tộc và bộ tiêu chí kiểm tra giám sát thực hiện bình đẳng giới và dân tộc trong nhà trường;
  • Phát triển chương trình sinh hoạt về giới và dân tộc cho sinh viên chia theo nhóm từng Trường, Khoa trực thuộc trường Đại học Trà Vinh;
  • Giảng dạy kỹ năng mềm thực hiện bình đẳng giới;
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về bình đẳng giới trong phạm vi Trường Đại học Trà Vinh và theo nhu cầu của cộng đồng;
  • Nghiên cứu, viết bài báo và viết dự án về các vấn đề tảo hôn, hỗ trợ kinh tế dành cho phụ nữ, nước sạch nông thôn, các dự án địa phương về trồng cây dược liệu tại tỉnh Trà Vinh, bạo lực gia đình, đào tạo và bồi dưỡng, vấn đề việc làm, chăm sóc sức khỏe và định kiến giới trong đồng bào DTTS;
  • Kết nối các nguồn hỗ trợ giúp cho phụ nữ, sinh viên nữ và người DTTS.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về giới và dân tộc của Trường;
  • Cung cấp dịch vụ bao gồm:

     +  Tập huấn tại cộng đồng theo chủ đề cho tổ chức cá nhân về giới;

    +  Xây dựng chương trình giảng dạy cho các cấp học về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản tại các cấp học;

  • Kết nối, thúc đẩy và triển khai các hoạt động kết nối về giới và dân tộc trên các lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào trong đời sống, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, khởi nghiệp;
  • Tham gia và thực hiện các dự án, đề án, nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực giới và dân tộc;
  • Phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động phục vụ cộng đồng, các dự án liên quan đến giới và dân tộc;
  • Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về giới dân tộc theo quy định của pháp luật;
  • Tổng hợp và báo cáo kết quả đạt được hàng năm về giới và dân tộc; đề xuất giải pháp cải tiến (nếu có);
  • Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật theo sự phân công của Trưởng đơn vị.

2.4. Nghệ thuật và sự kiện

  • Xây dựng tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, sự kiện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài trường;
  • Phối hợp tổ chức các cuộc thi, sáng tác, đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật;
  • Sáng tác, viết kịch bản, biên đạo, dàn dựng, tập luyện các tiết mục văn nghệ trong chương trình nghệ thuật, tham mưu thẩm định các chương trình nghệ thuật;
  • Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn, dài hạn về lĩnh vực nghệ thuật và thực hiện các dịch vụ bồi dưỡng, tập huấn về lĩnh vực nghệ thuật;
  • Phối hợp tham gia và tổ chức thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, dự án, đề án liên quan đến nghệ thuật; tìm kiếm và tiếp cận các nguồn tài trợ dự án từ các tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc;
  • Tham mưu xây dựng kế hoạch quảng bá, truyền thông, hợp tác, giao lưu về nghệ thuật với các tổ chức và cộng đồng quốc tế;
  • Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về giới và dân tộc, công tác phục vụ cộng đồng thông qua chương trình nghệ thuật;
  • Thực hiện công tác bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc thông qua lĩnh vực nghệ thuật;
  • Tham mưu trưởng đơn vị, Ban Giám hiệu về các chế độ, chính sách đối với viên chức, sinh viên tham gia hoạt động nghệ thuật; tham gia, phối hợp hỗ trợ viên chức trong tham gia đăng ký hồ sơ xét danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú; đề xuất khen thưởng đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật theo quy định nhà trường và pháp luật nhà nước;
  • Quản lý sử dụng nguồn tài chính, tài sản, nguồn khác thuộc bộ phận nghệ thuật theo quy chế nhà trường và quy định, pháp luật nhà nước.
  • Tham gia tổ chức sự kiện trong và ngoài trường theo sự phân công của Ban giám hiệu
  • Tổng hợp và báo cáo kết quả đạt được hàng năm về công tác nghệ thuật và sự kiện; đề xuất giải pháp cải tiến (nếu có);
  • Thực hiện nhiệm vụ khác quy định của pháp luật theo sự phân công của Trưởng đơn vị

 2.5. Văn phòng

  • Thực hiện công tác hành chính - văn phòng, tổng hợp báo cáo, chấm công, xét lương tăng thêm
  • Thông báo trong nội bộ và bên ngoài đối với các nhiệm vụ có liên quan
  • Thanh quyết toán hóa đơn, chứng từ liên quan đến các hoạt động của Trung tâm
  • Hỗ trợ tổ chức các sự kiện/ họp của đơn vị
  • Hỗ trợ công tác truyền thông, viết bài, đưa tin lên website và mạng xã hội
  • Quản lý phần mềm phục vụ cộng đồng; kiểm tra, đối chiếu giờ tiêu chuẩn phục vụ cộng đồng của giáo viên.
  • Lập kế hoạch và mua sắm cơ bản theo nhu cầu của đơn vị
  • Thực hiện nhiệm vụ khác quy định của pháp luật và theo sự phân công của Trưởng đơn vị
  • Kết nối các đơn vị trực thuộc Trung tâm thông qua các hoạt động có liên quan và theo sự phân công của Ban giám đốc Trung tâm