No module Published on Offcanvas position
E21.109, Số 126 Nguyễn Thiện Thành,K4,P5,Tp.TV (+84).294.3855692 ttpvcd@tvu.edu.vn

Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc khmer trong thanh niên dân tộc khmer

 

Từ khi Đảng nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách lớn về Dân tộc, đời sống đồng bào Dân tộc thiểu số ở Cà Mau được quan tâm chăm lo phát triển mọi mặt, trong đó đời sống văn hóa có nhiều đổi mới phù họp với nguyện vọng của thanh niên đồng bào Dân tộc Khmer Cà mau.

Trong xu thế hội nhập văn hóa nghệ thuật của các dân tộc trong và ngoài nước, nhưng đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau luôn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer rất đa dạng phong phú được hình thành từ nền văn minh lúa nước, theo Phật giáo Tiểu Thừa đó là các hoạt động văn hóa Khmer gắn với Chùa, Chiền, Phum, Sóc, tết cổ truyền CholChnămthmây và các lễ hội Phật giáo Khmer: lễ Sendolta, lễ Oc om bok, lễ dâng y, dâng bông, lễ phật Đản, lễ an cư kiết hạ; đây là nét đẹp văn hóa tâm linh trong đồng bào Khmer. Hiện nay Cà Mau có 07 ngôi chùa Khmer thuộc hệ phái Nam Tông và 02 salatel, thường khi vào dịp Tết cổ truyền và lễ hội Phật giáo bà con phật tử Khmer tập trung ở các chùa Khmer để làm lễ cầu phước, cúng tam bảo, thả đèn gió thể hiện thăng hoa bay cao cuộc sống niềm tin của bà con phật tử Khmer, nơi đây cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian và các hình thức nghi lễ nhằm thu hút đông đảo thanh niên, phật tử, đồng bào dân tộc Khmer tham gia.

Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Khmer có nhiều loại hình hấp dẫn về âm nhạc Khmer: Dân ca, hò đối đáp, hát trữ tình, múa XaViKaKeo, múa trống XaYam. Đặc biệt trong Dân ca dân tộc Khmer gồm: Dân ca lao động ca ngợi tinh thần lao động cần cù, hăng say của thanh niên nam nữ trong sản xuất nông nghiệp như: nhổ mạ, cấy lúa, đập cói, dệt chiếu; Dân ca sinh hoạt thể hiện qua bài hát giao duyên; Múa Lâm Thol hiện nay được giới trẻ yêu thích nhất; Dân ca độc tụng hay còn gọi là hát lễ được phục vụ trong đám cưới, đám tang, được xem như bài kinh mà thanh niên và tín đồ phật tử Khmer phải thuộc.

Trong dân ca còn có nhóm Hò: hò kéo dây, hò đua thuyền được thể hiện trong đua ghe Ngo, kéo co nhằm biểu hiện sức mạnh đoàn kết của thanh niên dân tộc Khmer vùng sông nước. Trong âm nhạc Khmer còn có nhạc cụ độc đáo như: bộ ngũ âm gồm: bộ gõ sắt, bộ gõ đồng, bộ gõ da, bộ dây và bộ hơi, khi các nhạc khí này hòa âm với nhau sẽ tạo nên những làng điệu, âm hưởng gắn liền miền quê sông nước, Phum, Sóc đậm đà nét văn hóa của người Khmer nam bộ.

Phải nói việc gìn giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống dân tộc Khmer có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ dân tộc Khmer luôn hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh để đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc Khmer, thông qua các hoạt động văn nghệ Khmer trò chơi dân gian, đua ghe Ngo vào dịp Tết cổ truyền và các lễ hội Phật giáo Nam Tông của đồng bào Khmer. Mặt dù Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều thiết chế văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer nhưng ở mỗi người , mỗi gia đình phải biết gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình .

Hiện nay bà con đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau được hưởng thụ văn hóa và sáng tạo văn hóa thể hiện bản sắc của địa phương mình, tạo nên sự gần gũi hơn của người Khmer Nam bộ. Cũng từ sự đổi mới nội dung và phương thức phục vụ, thời gian qua đội văn nghệ Khmer có nhiều tiết mục ca múa hấp dẫn thu hút được sự chú ý của bà con đồng bào dân tộc Khmer cũng như các dân tộc anh em khác. Ngoài ra, đội văn nghệ Khmer thường xuyên phục vụ vào ngày Tết CholChnămThmây, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số ở các huyện, thành phố có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Dương Văn Sol

(0 Votes)

Administrator